11:51 ICT Thứ ba, 19/03/2024 Những điểm lưu ý khi lắp camera giám sát - quan sát | SKKN: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG II :THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG –ÂU LẠC LỊCH SỬ 6 | SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn nhảy cao lớp 8 | Thư Chủ tịch nước gửi ngành Giáo dục nhân dịp năm học mới 2015-2016 | HÀNH TRÌNH NHÂN ÁI | Danh sách công nhận HS giỏi cấp huyện năm học 2014-2015 | Đón nhận Bằng di tích lịch sử quốc gia Đình Trụ Pháp | Thư gửi Mẹ | CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT “TÌM HIỂU HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM” | Thông tư 58 Bộ GD&ĐT | 

DANH MỤC

LIÊN KẾT WEBSITE

QUAN TÂM NHIỀU NHẤT

Trang nhất » Tin Tức » Dạy và Học » Sáng kiến - Kinh nghiệm

SKKN: Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn nhảy cao lớp 8

Thứ sáu - 04/09/2015 22:01
Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn nhảy cao lớp 8
                                       Phần I : Đặt vấn đề.
     Ngay từ thở xưa Thể dục thể thao được coi là một bộ phận của nền văn hóa, là một trong năm mặt giáo dục toàn diện của con người. Nhằm hoàn thiện cho con người với quan niệm vận động là sức khỏe, là sự sống. Với mục tiêu giáo dục phổ thông cơ sở là “ Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỷ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân , tính năng động và sáng tạo , hình thành nhân cách con người Việt Nam  xã hội chủ nghĩa .
       Chuẩn bị cho học sinh những kiến thức kỷ năng cơ bản  phát hiện các tố chất  nhằm khơi dậy năng  khiếu phát huy vai trò tự giác tập luyện của các em . Các em  tiếp tục vươn  lên học tập cao hơn hoăc đi vào cuộc sống lao động , tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc .
Chương trình giáo dục phổ thông  ban hành theo quyết định 16/ 2008/ QT – BGD ĐT ngày 5/5/2008  của Bộ trưởng bộ giáo dục  và đào tạo cũng đã nêu  “Phải phát huy tính tích cực ,tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh , phù hợp với đặc trưng môn học , đặc điểm đối tượng học sinh ,điều kiện của từng lớp học , bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học , khả năng hợp tác , rèn luyện kỷ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm , đem lại niềm vui , hứng thú và trách nhiệm học tập, tập luyện của học sinh”
          Xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc (mục 2 – điều 27 luật giáo dục. 
          Ban chấp hành trung ương khóa XII đã định hướng phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, các trường Trung học cơ sở đang trong giai đoạn chuyển mình phấn đấu thực hiện nghị quyết XII của Đảng.Bước phát triển mới của nhà trường phổ thông đề ra những yêu cầu mới ngày càng cao . Công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước ngày càng trở nên cần thiết, là tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Nhằm đưa đất nước ta có nền kinh tế phát triển vững chắc đồng đều và giữ được bản sắc dân tộc, thực hiện tốt mục tiêu: “Đất nước giàu mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh” thì yếu tố con người có vai trò hết sức quan trọng cũng là yếu tố  quyết định cho sự phát triển.Trong tất cả các môn thể thao thì Điền kinh là một trong những môn có nội dung phong phú, đa dạng bao gồm: Đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy…có tác dụng nâng cao sức khỏe người tập và làm cơ sở để phát triển các tố chất thể lực như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, làm nền tảng cho phát triển các môn khác.
      Trong lịch sử phát triển xã hội có một thời kỳ con người phải sống bằng săn bắt hái lượm. Con người đã sử dụng chạy, nhảy, ném trong đó có nhảy cao để vượt qua các mô đá , thân cây đổ, để đuổi bắt con vật hoặc chạy trốn khi bị chúng tấn công. Trong cuộc sống hiện đại có những lúc chúng ta phải nhảy qua các chướng ngại vật có độ cao nhất định khi lao động và chiến đầu bảo vệ Tổ quốc.Vì vậy nhảy cao là một kỷ năng cần thiết của đời sống. Nhảy cao đã trở thành một môn thể thao chinh phục đỉnh cao.
        Xuất phát từ quan điểm giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, để đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài phuc vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thì giáo dục thể chất ở các trường học,được coi sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là tài sản vô giá, một người có sức khỏe có thể 100 điều ước, nhưng người không có sức khỏe thì có một điều ước duy nhất đó là có được một sức khỏe tốt. Nói như vậy để chúng ta biết rằng vị trí của người giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất ở các trường học là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp trồng người.Từ đó các chủ trương nghị quyết chế độ chính sách TDTT được ra đời.
     Quyết định số 14/2001/QĐ - GD ngày 7 tháng 5 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ GD- ĐT về việc ban hành quy chế giáo dục thể chất là hoạt động giáo dục bắt buộc ở các trường phổ thông nhằm giáo dục bảo vệ tăng cường sức khỏe, thể chất góp phần hình thành nhân cách con người. Dù ở thời kỳ nào thì các môn điền kinh vẫn luôn được mọi người đón nhận tích cực từ người dân đến các ban ngành có chức năng. Trong bất kỳ khó khăn nào cũng phải cố gắng chăm lo đời sống sức khỏe cho học sinh, trong điều kiện nào cũng phải rèn luyện thể dục thể thao đừng để sau khi học xong không phục vụ được, các chỉ thỉ nghị quyết của Đảng và nhà nước đã chỉ rõ giao trọng trách lên vai những người dạy môn giáo dục thể chất ở các trường học còn hạn chế  về cơ sở vật chất trang thiết bị, dẫn đến chất lượng  ở các trường THCS hiệu quả không cao công tác bồi dưỡng  học sinh giỏi còn bị hạn chế và không được chú trọng đa số các trường nhờ năng khiếu tự có của học sinh mới đem lại hiệu quả cho bộ môn, thiếu đi kỷ năng cơ bản, các bài tập mang tính khoa học có chăng các buổi tập thì giáo viên cũng chỉ hướng dẫn sơ qua, còn trò thì tập một cách không khoa học.
Vậy làm thế nào  để nâng cao chất lượng dạy học các nội dung trong đó có nội dung nhảy cao được tốt hơn, giáo viên có phương pháp bồi dưỡng  học sinh giỏi đạt thành tích cao hơn, vấn đề này là rất quan trọng.
     Qua nhiều năm giảng dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đúc rút kinh nghiệm bản thân tôi mạnh dạn đưa ra “ Một số biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn nhảy cao lớp 8”.
 
 
 
 
 
Phần II: Nội dung
I.Thực trạng vấn đề.
        Ngày nay Đảng và Nhà nước ta xác đinh việc dạy học các môn điền kinh là để phát triển con người toàn diện. Dù ở thời kỳ nào thì các môn điền kinh vẫn luôn được mọi người đón nhận tích cực từ người dân đến các ban ngành có chức năng,chỉ thị số 22/TRQS ngày 7/1/1996  của Bộ giáo dục nói rõ: Trong bất kỳ khó khăn cũng phải cố gắng chăm lo đời sống sức khỏe cho học sinh , trong điều kiện nào cũng phải rèn luyện thể dục thể thao đừng để sau khi học xong không phục vụ được, các chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước đã chỉ rất rõ giao trọng trách lên vai những người dạy môn giáo dục thể chất .Giáo dục thể chất trong nhà trường là một bộ phận không thể thiếu trong nền giáo dục. Nó có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện cá tính, nhân cách và thể chất của học sinh nhằm phát triển toàn diện. 
     Qua tìm hiểu trao đổi với các đồng nghiệp tôi thấy một số trường giảng dạy bộ môn giáo dục thể chất chưa hiệu quả, ít tìm tòi học hỏi bên cạnh dó các cấp ngành từ nhà trường đến chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đầu tư đầy đủ trang thiết bị cơ sở vật chất, mặt khác sân bãi tập luyện còn chật hẹp lại bố trí 2 đến 3 lớp trong một tiết học làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học của bộ môn thể dục, đặc biệt là môn nhảy cao. Cứ 2 năm 1 lần lại có tổ chức hội khỏe phù đổng cấp huyện ngoài ra còn tuyển chọn học sinh giỏi dự thi hội khỏe phù đổng cấp tỉnh.
II. Giải pháp.
            Công tác tuyển chọn bồi dưỡng học sinh giỏi khối 8 môn nhảy cao. Để đạt được thành tích cao trong các giải đấu thể thao đòi hỏi người giáo viên phải năng động sáng tạo đưa ra các nội dung hình thức phương pháp tập luyện hợp lý các bước tiến hành lô rích khoa học, việc chọn ra nhân tài thực sự để bồi dưỡng là hết sức quan trọng vì chúng ta chọn ra người đúng năng lực thực sự sẽ giúp cho chúng ta dễ dàng trong quá trình tập luyện, đạt thành tích cao hơn trong thi đấu.
    Hiện nay toàn nghành giáo dục tổ chức hội khỏe phù đổng 2 năm một lần nên việc tuyển chọn phải bắt đầu từ năm học trước tức là khi các em còn ở lớp 7 chúng ta phải chọn được đội hình cơ bản để bước đầu hình thành tập luyện. 
1. Phương pháp tuyển chọn
- Trước khi tuyển chọn giáo viên tham mưu với ban lãnh đạo nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất, cử thêm một giáo viên bộ môn là trọng tài.
- Xây dựng điều lệ giải quy định cụ thể thể lệ cuộc thi trong đó qui định đối tượng tham gia phải là học sinh trong trường đang học khối 7 có sức khỏe tốt không có bệnh tật bẩm sinh.
- Mỗi lớp cử  4 em nam, 4 em nữ tham gia, có tinh thần hăng say luyện tập môn nhảy cao, có sức bật tốt.
- Sau khi các lớp nộp danh sách học sinh giáo viên  lập thành một bản danh sách để kiểm tra theo dõi.
2 Nội dung tuyển chọn
* Học sinh thực hiện các bài tập khởi động chung
- Chạy nhẹ nhàng 2 vòng sân khoảng 200m – 300m.
- Tập hợp đội hình vòng tròn di chuyển làm các động tác tay ngực, tay cao, vặn mình, gập bụng, lăng chân, 2 x 8 nhịp.
- Tại chỗ xoay các khớp cổ tay cổ chân, vai hông,đầu gối.
* Khởi động chuyên môn
  Ép dẻo ngang, ép dẻo dọc, đá lăng chân trước, sau, sang ngang.
- Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông
- Tại chỗ bật cao – Di chuyển giậm nhảy bằng một chân tay với vào vật cao.
3. Tổ chức thi đấu tuyển chọn
- Cho học sinh thi đấu nam riêng, nữ riêng gọi thứ tự từ trên xuống mỗi em được quyền nhảy 3 lần một mức xà, nâng xà lên dần để xác định thành tích
- Giáo viên nhắc nhở học sinh trước khi thi đấu 
  Đây là đợt chọn học sinh vòng một rất quan trọng đối với các em là tiền đề để cho hội khỏe phù đổng năm sau nên các em cần phải cố gắng hết sức mình để đạt thành tích cao nhất.
- Trong đợt thi này giáo viên sẽ chọn 4 em nam, 4 em nữ có thành tích cao nhất để bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thi đấu đúng theo qui định.
Thi xong giáo viên cho học sinh thả lỏng tích cực, nhắc nhở tuyên dương học sinh.
4. Công bố kết quả phần thi
 
TT Họ và tên Lớp Thành tích Đạt Chưa đạt Ghi chú
1 Nguyễn Công Mạnh 7A 1.15m x
2 Hồ Sỹ  Nhật 7A 1.10m x
3 Phạm Văn Trường 7A 1.10m x
4 Nguyễn Vĩnh Úy 7A 1.15m x
5 Trần Văn Tuệ 7B 1.10m x
6 Nguyễn Thị  Giang 7B 1.10m x
7 Nguyễn Ngọc Châu 7B 1.10m x
8 Nguyễn Công Tú 7B 1.10m x
9 Phạm Đức Tùng 7C 1.15m x
10 Lê Văn Đức 7C 1.10m x
11 Nguyễn Thị Thảo 7C 1.10m x
12 Nguyên Thị Lan 7C 1.05m x
13 Nguyễn Vĩnh Hà 7D 1.10m x
14 Hồ Sỹ Thành 7D 1.15m x
15 Nguyễn Thị Hằng 7D 1.05m x
16 Nguyễn Thị Hoa 7D 1.10m x
 
       Qua buổi thi hôm nay biểu dương tinh thần hăng say tập luyện thi đấu của các em, tất cả đều hoàn thành phần thi tốt đạt điểm cao trong môn nhảy cao và đã có 4 em nam, 4 em nữ được tuyển chọ bồi dưỡng học sinh giỏi môn nhảy cao cho năm sau về nhà các em cố gắng tập luyện thêm để có thành tích cao hơn nữa.
5. Công tác tham mưu
- Giáo viên tham mưu với ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện về cơ sở  vật chất, thời gian tập luyện, kinh phí, gặp mặt trao đổi với phụ huynh học sinh.
- Cơ sở vật chất: Hai bộ cọc xà, đệm, thước mét, 4 quả bóng chuyền, 2 quả bóng đá, 1 còi, 1 đồng hồ bấm giây, 10 dây nhảy.
- Thời gian tập luyện: Mỗi tuần hai buổi chiều từ 15 giờ đến 17 giờ, năm sau mỗi tuần 3 buổi tập luyện vào thứ 2, 4, 6. 
III.Nội dung phương pháp tập luyện.
1.Các bài tập khởi động trước khi tiến hành một buổi tập
 a . Khởi động chung
- Chạy nhẹ nhàng một vòng sân vận động khoảng 200 - 300m 
- Tập hợp đội hình vòng tròn di chuyển làm động tác tay ngực, tay cao,vặn mình, gập bụng, lăng chân, 2x8 nhịp.
- Tại chỗ xoay các khớp cổ tay cổ chân, xoay cánh tay, xoay hông, xoay đầu gối.
 b. Khởi động chuyên môn
 - Ép dẻo ngang , ép dẻo dọc, đá lăng chân trước, sau, sang ngang.
- Chạy bước nhỏ, nâng cao đùi, gót chạm mông
- Tại chỗ bật cao 
– Di chuyển giậm nhảy bằng một chân tay với vào vật cao.
- Đá lăng trước, đá lăng sau
- Xoạc chân ngang, dọc
2. Các biện pháp tập luyện
2.1 Biện pháp 1: Xây dựng khái niệm đúng kỷ thuật nhảy cao kiểu “bước qua”
* Các bài tập.
                Giảng giải phân tích kỷ thuật.
- Cho học sinh xem tranh ảnhchạy đà, kỷ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
                Giáo viên làm mẫu kỷ thuật
- Cho học sinh chạy đà tự do, giậm nhảy qua xà kỷ thuật “Bước qua” giáo viên nhận xét một số đặc điểm kỷ thuật.
- Giáo viên nêu các thành tích, kỷ lục trong nước và quốc tế về nội dung nhảy cao.
2.2 Biện pháp 2: Giai đoạn chạy đà
      - Đây là giai đoạn rất quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến thành tích của vận động viên. Chạy đà tốt sẽ thuận lợi cho giai đoạn giậm nhảy được tốt hơn.
Chạy đà nhằm tạo tốc độ giúp cho giậm nhảy thuận lợi và hiệu quả cao. Cự li chạy đà thường dài khoảng 5 đến 9 bước đà, mỗi bước đà tương đương độ dài 5 đến 7 bàn chân hoặc 2 bước đi thường. Góc độ chạy đà chếch với xà khoảng 250 - 40o. Nếu giậm nhảy bằng chân trái thì đứng bên phải xà và ngược lại theo chiều nhìn vào xà
- Giáo viên làm mẫu kỷ thuật
- Tập đo đà 5 - 7 - 9 bước điều chỉnh đà hợp lý.
- Luyện đi đà nhiều lần.
- Chạy đà điều chỉnh hợp lý, đặt chân vào điểm giậm nhảy bằng gót.
- Chạy đà giậm nhảy không qua xà để xác định đà và điểm giậm nhảy.
- Xác định góc độ chạy đà khoảng từ 25 - 40o 
* Các bài tập bộ trợ phát triển sức nhanh
- Chạy tăng tốc độ 10 - 20 - 30m
Trò chơi: “ Chạy lò cò tiếp sức”
2.3 Biện pháp 3: Giai đoạn giậm nhảy
     Giai đoạn  giậm nhảy trong kỷ thuật nhảy cao là rất quan trọng, trong đó giai đoạn giậm nhảy là quan trọng nhất. Vì khi chạy đà tốt thì giậm nhảy tốt sẽ tạo ra lực đưa người lên cao qua xà đạt thanh tích cao.
Bàn chân giậm nhảy ở bước đà cuối cùng tiếp đất bằng gót, sau đó nhanh chóng chuyển sang cả bàn, tiếp theo chùng gốiđể tạo thế co cơ khi giậm nhảy cần dùng hết sức của bàn chân đạp mạnh, thật nhanh xuống đất để bật người lên cao như sức bật của lò xo. Phối hợp với giậm nhảy khi đạp đất, chân lăng đá mạnh từ sau - ra trước - lên cao hai tay đánh từ sau ra trước lên cao khuỷu tay sang hai bên và dừng đột ngột ở độ cao ngang vai để tạo một lực nâng cơ thể lên cao. Động tác giậm nhảy tuy rất mạnh và nhanh nhưng phải phối hợp hết sức chính xác, ăn nhịp giữa chạy đà với giậm nhảy góc độ hợp lý mới đạt thành tích cao.
*Các bài tập
- Giáo viên làm mẫu giảng giải kỷ thuật
- Cho học sinh xem tranh ảnh,
- Cho học sinh xác định điểm giậm nhảy, đưa đặt chân giậm.
- Phối hợp đà 3 -  5 - 7- 9 bước, giậm nhảy đá lăng
- Chạy đà giậm nhảy tay với vật trên cao
- Tại chỗ phối hợp đánh tay với vật trên cao
- Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
2.4 Biện pháp 4: Giai đoạn trên không tiếp đất hoàn thiện kỷ thuật
     Giai đoạn trên không bắt đầu khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt đất, người đang bay lên cao, chân đá lăng duỗi phía trước, chân giậm nhảy duỗi chếch xuồng dưới phía sau. Khi bay đến điểm cao nhất, thì gập thân, tay cùng bên với chân lăng duỗi về trước phối hợp với hất chân lăng theo một vòng cung qua xà. Cùng lúc với chân lăng qua xà, nhanh chóng co chân giậm nhảy, sau dó đá mạnh lên cao - ra trước  tiếp theo hơi xoay người lại phía xà hất mạnh chân giậm nhảy và mông cùng bên đi theo một vòng cung qua xà. Hai tay phối hợp tự nhiên nhưng hướng đi cao hơn tầm xà để không đập tay vào xà.
Giai đoạn tiếp đất sau khi qua xà, chân đá lăng chủ động tiếp đất trước bằng nửa trước bàn chân hay cả bàn , sau đó đến chân giậm nhảy tiếp đất, cả thể tiếp đất bằng hai bàn chân cùng một lúc.
- Giáo viên làm mẫu giảng giải kỷ thuật
- Đà 5 – 7 bước qua xà tiếp đất
- Chạy đà ngắn thực hiện kỷ thuật nhảy cao kiểu bước qua
- Chạy đà trung bình thực hiện kỷ thuật nhảy cao kiểu bước qua
- Chạy đà dài thực hiện kỷ thuật nhảy cao kiểu bước qua
 2.5 Biện pháp 5: Các bài tập bổ trợ
- Đá lăng trước  - sau - sang ngang.
- Đà một bước giậm nhảy đá lăng
- Đà ba bước giậm nhảy đá lăng
- Bật nhảy bằng 2 chân tay với vào vật trên cao
- Chạy đà chính diện co chân qua xà
- Chạy đà chính diện giậm nhảy chân lăng duỗi thẳng qua xà.
- Chạy đà tự do, giậm nhảy bằng một chân, tay với vào vật cao
- Chạy đà tự do, chân lăng duỗi thẳng qua xà
- Trò chơi “Lò cò tiếp sức”
- Trò chơi  “Nhảy cừu”
- Trò chơi “Bật cóc tiếp sức”
- Bật nhảy qua chương ngai vật cao 40 cm
- Đứng lên ngồi xuống bằng một chân
- Đứng gác chân lên lan can cúi người gập thân
- Ngồi xoạc chân cúi người về trước.
2.6  Biên pháp 6: Các bài tập thể lực
- Đứng lên ngồi xuống bằng một chân ( tính số lần)
- Tại chỗ bật cao bằng 2 chân tay với vào vật trên cao ( tính số lần)
- Lò cò vượt qua chướng ngại vật cao khoảng 40 cm (trò chơi)
- Bật 2 chân qua ghế nhựa  (số lần)
- Chạy biến tốc độ quanh sân vận động (thời gian) 400m
- Nhảy dây bền
- Ngồi xoạc chân, cúi thân về phía trước  (thời gian)
- Bật nhảy chân có đeo bao cát tay với vào vật cao
- Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, chân lăng duỗi thẳng phía trước một tay vịn vào tường, đứng lên ngồi xuống  ( số lần)
2.7 Biện pháp 7: Các bài tập hồi tĩnh
- Chạy nhẹ nhàng thả lỏng khớp tay, chân, đầu gối, hít thở sâu.
- Gập thân người cúi tay thả lỏng.
- Hai em quay mặt vào nhau ru tay, chân thả lỏng.
- Ngồi gập chân 2 tay nắm vào  mũi chân kheo căng cơ.
- Đứng thành hàng quay mặt một chiều đấm lưng cho nhau.
- Đứng cúi người dùng 2 tay xoa lắc bắp chân.
2.8 Biện pháp 8: Bài tập về nhà
- Bài tập 1: Mỗi buổi sáng các em giậm nhảy tay với vật trên cao
- Bài tập 2: Đứng lên ngồi xuống bằng một chân sau đó đổi chân
- Bài tập 3: Bật cao qua chướng ngại vật
- Bài tập 4: Bật cao qua chướng ngại vật chân có đeo bao cát
- Bài tập 5: Nhảy dây bền
- Bài tập 6: Bật cao khoảng 25 – 30 lần
- Bài tập 7: Nhảy lò cò trên bãi cát
- Bài tập 8: Chạy bền trên địa hình tự nhiên
    Với các biện pháp đã nêu trên tôi đã sắp xếp hợp lý có khoa học cho mỗi buổi tập và tuân thủ nguyên tắc tập luyện từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Trọng tâm là các kỷ thuật khó nhấn mạnh và có nhiều bài tập bổ trợ để học sinh tiếp thu nhanh nhằm phát huy hết sức mạnh tổng lực kết hợp toàn thân đưa cơ thể nhanh hơn và cao hơn.
IV. Lập kế hoạch tập luyện
Từ tiết 1 đến tiết 28
Tiết 1:     - Một số hiểu biết ban đầu về nhảy cao.
                     - Một số động tác bổ trợ kỷ thuật và phát triển sức mạnh chân
                    - Trò chơi: “Khéo vướng chân”
                    - Chạy đà chính diện, giậm nhảy co chân qua xà 
                                         ( xác định chân giậm nhảy)
Tiết 2:           - Ôn số động tác bổ trợ kỷ thuật và phát triển sức mạnh chân
                      - Chạy đà tự do nhảy cao kiểu bước qua.
                      - Trò chơi  “Lò cò tiếp sức”
                      - Bài tập thể lực: Bật nhảy vượt qua chướng ngại vật
Tiết 3:           - Giới thiệu giai đoạn chạy đà
                      - Cách xác định điểm giậm nhảy và hướng chạy đà
                       - Cách đo đà và điều chỉnh đà
                      - Một số bài tập bổ trợ giai đoạn chạy đà
                      - Luyện đi đà nhiều lần điều chỉnh đà
                      - Trò chơi: “Khéo vướng chân”
                      - Bài tập thể lực: Nhảy dây tính số lần
Tiết 4:          - Ôn các động tác bổ trợ chạy đà
                     - Như nội dung tiết 3
                     - Chạy đà điều chỉnh đàđặt chân vào điểm giậm nhảy
                     - Chạy tăng tốc 15 - 20 - 25 m
                     - Trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”
                     - Bài tập thể lực
                     - Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân
                     - Bật cao bằng 2 chân tay với vào vật cao
Tiết 5:         Giới thiệu giai đoạn giậm nhảy
                     - Một số động tác bổ trợ giai đoạn chạy đà giậm nhảy
                     - Đặt chân giậm nhảy vào điểm giậm nhảy
                     - Chạy đà đặt chân giậm nhảy vào điểm giậm nhảy - giậm nhảy đá lăng
                     - Xác định góc độ chạy đà, giậm nhảy không qua xà
                     - Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”
                     - Bài tập thể lực: Bật 2 chân qua ghế nhựa
Tiết 6:           Nội dung như tiết 5
                      - Phối hợp 5 -7 -9 -11 bước giậm nhảy đá lăng
                      - Trò chơi: Nhảy vào vòng tròn tiếp sức
                      - Bài tập thể lực: Nhảy dây tính số phút
Tiết 7:           Như nội dung tiết 6
                      - Phối hợp 5 -7 -9 -11 bước giậm nhảy đá lăng
                      -  Trò chơi: Nhảy cừu
                      - Bài tập thể lực: Lò cò lên xuống cầu thang
Tiết 8:             Giới thiệu giai đoạn qua xà
                       - Lăng chân, bước qua xà
                       - Đà một, 3 bước lăng chân bước qua xà  
                      - Chạy đà  - giậm nhảy - qua xà kiểu “Bước qua”.
                      - Trò chơi: “Tụm ba, tụm 5”
                     Bài tập thể lực: Chạy biến tốc xung quanh sân vận động
Tiết 9:            Ôn như nội dung tiết 8
                   - Giới thiệu giai đoạn tiếp đất
                   - Đà 5- 7 - 9 - 11 bước giậm nhảy qua xà tiếp đất
                     Chạy đà ngắn thực hiện kỷ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
                     Chạy đà trung bình thực hiện kỷ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
                     Chạy đà dài thực hiện kỷ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
                   - Phối hợp bốn giai đoạn nhảy cao kiểu  “Bước qua”.
                   - Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”
                       Bài tập thể lực : Nhảy dây
Tiết 10:         Nhắc lại một số điểm luật điền kinh ( Nhảy cao)
                     - Một số động tác bổ trở kỷ thuật
                     - Chạy đà giậm nhảy tay với vật trên cao
                     - Tập hoàn thện kỷ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
                      - Trò chơi: “Khéo vướng chân”
                      Bài tập thể lực: Lò cò lên xuống cầu thang
Tiết 11:             Như nội dung tiết 10
                      - Một số động tác bổ trợ
                      - Tại chỗ đánh tay
                      - Giậm nhảy đánh tay phối hợp toàn thân đưa cơ thể lên cao
                      - Tập hoàn thiện kỷ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
                      - Trò chơi: “Tụm ba, tụm 5”
                      - Bài tập thể lực: Chạy biến tốc xung quanh sân vận động
Tiết 12          Ôn như nội dung tiết 11
                      - Hoàn thiện kỷ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
                      - Kiểm tra lần 1 xác định thành tích
Tiết 13:         Hoàn thiện nâng cao thành tích kỷ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua
                                          nâng cao thành tích.
                      - Trò chơi: “Tụm ba, tụm 5”
                      - Bài tập thể lực: Chạy biến tốc 
Tiết 14:         - Một số động tác bổ trở kỷ thuật
                       -  Đứng lên ngồi xuống bằng 1 chân
                       - Hoàn thiện kỷ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”
                                                nâng cao thành tích
                      - Trò chơi: “Bóng chuyền 6”
                      - Bài tập thể lực : Nhảy dây
Tiết 15:          Ôn như nội dung tiết 14
                     - Ôn như nội dung tiết 11
                     - Hoàn thiện kỷ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”, nâng cao thành tích
                    - Trò chơi: “Khéo vướng chân”
                          Bài tập thể lực:  Chạy lên xuống cầu thang
Tiết 16:                 Kiểm tra thành tích lần 2
Tiết 17: Hoàn thiện kỷ thuật và nâng cao thành tích
                         - Trò chơi: “Khéo vướng chân”
                         Bài tập thể lực: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy
                        chân lăng duỗi thẳng phía trước một tay vịn vào tường 
                                     đứng lên ngồi xuống  ( số lần)
Tiết 18:             Ôn như nội dung tiết 17
                         Bài tập thể lực:Bật nhảy chân có đeo bao cát tay với vào vật cao
Tiết 19:            Hoàn thiện kỷ thuật và nâng cao thành tích
                        - Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”
                        Bài tập thể lực: Tại chỗ bật cao bằng 2 chân tay với vào vật trên cao (tính số lần)
                                                         
Tiết 20:                Kiểm tra thành tích lần 3
Tiết 21:             Hoàn thiện kỷ thuật và nâng cao thành tích
                         - Trò chơi: “Bóng chuyền 6”
                          Bài tập thể lực: Bật nhảy chân có đeo bao cát tay với vào vật cao
Tiết 22:               Ôn như nội dung tiết 11
                         - Trò chơi: “Lò cò tiếp sức”
                         - Bài tập thể lực: Chạy biến tốc xung quanh sân vận động
Tiết 23:              Hoàn thiện kỷ thuật và nâng cao thành tích
                          - Trò chơi: “Bật vào vòng tròn tiếp sức”
                          -Bài tập thể lực: Bật nhảy chân có đeo bao cát tay với vào vật cao
Tiết 24:              Kiểm tra thành tích lần 4
Tiết 25:            Hoàn thiện kỷ thuật và nâng cao thành tích
                          - Trò chơi: “Bật vào vòng tròn tiếp sức”
                        Bài tập thể lực: Ngồi xoạc chân, cúi thân về phía trước  (thời gian)
Tiết 26:            Hoàn thiện kỷ thuật và nâng cao thành tích
                        - Trò chơi: “Bóng chuyền 6”
                         Bài tập thể lực: Ngồi xổm trên chân giậm nhảy, chân lăng duỗi thẳng phía trước một tay vịn vào tường, đứng lên ngồi xuống  ( số lần)
Tiết 27:             Hoàn thiện kỷ thuật và nâng cao thành tích
                         - Trò chơi: “Bóng chuyền 6”
                         -Bài tập thể lực: Bật nhảy chân có đeo bao cát tay với vào vật cao
 
Tiết 28:              Kiểm tra thành tích lần cuối.
 
        Trên đây là kế hoạch luyện tập trong suốt quá trình bồi dưỡng  học sinh giỏi môn nhảy cao kiểu “Bước qua” cả 2 năm học. Ngoài ra khi đã chọn được học sinh giỏi chính thức tham gia thi đấu tại hội khỏe phủ động cụm, huyện tôi còn bồi dưỡng thêm các buổi khác và kết hợp vào thời gian 15 phút đầu giờ và 15 phút giữa giờ hàng ngày.
V. Công tác kiểm tra đánh giá.
 - Trong quá trình tập luyện hành tháng có kiểm tra đánh giá  kết quả nhằm giúp các em học sinh nhiệt tình, hăng say tập luyện hơn.
 - Mỗi lần kiểm tra tôi đều ghi kết quả và thông qua cho các em biết cụ thể như sau:
 
TT Họ  và Tên Lớp THÀNH TÍCH
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5
1 Nguyễn Công Mạnh 8A 1.23 1.25 1.27 1.30
2 Nguyễn Vĩnh Úy 8A 1.23 1.25 1.29 1.30
3 Phạm Đức Tùng 8C 1.27 1.28 1.30 1.32 1.35
4 Hồ Sỹ Thành 8D 1.23 1.25 1.27 1.30
5 Nguyễn Thị  Giang 8A 1.15 1.18 1.20 1.22 1.25
6 Nguyễn Ngọc Châu 8B 1.15 1.18 1.20 1.22
7 Nguyễn Thị Thảo 8C 1.15 1.18 1.20 1.22
8 Nguyễn Thị Hoa 8D 1.15 1.18 1.20 1.22
 
VI. Bài học kinh nghiệm
     - Qua nhiều năm giảng dạy bồi dưỡng  học sinh giỏi môn nhảy cao nên tôi đã đúc rút được một số kinh nghiệm trong công tác tuyển chọn, chuẩn bị tâm lý tốt cho học sinh, phương pháp tập luyện ngày càng hoàn thiện hơn nhờ vậy thành tích của các năm về bộ môn nhảy cao được nâng lên rõ rệt.
    - Khi muốn thực hiên kế hoạch tập luyện giáo viên cần phải tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để họ tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thời gian tập luyện, kinh phí và đặc biệt là gặp mặt phụ huynh học sinh động viên chuẩn bị tốt tâm lý cho gia đình để họ tạo điều kiện cho con em tập luyện thường xuyên liên tục.
    - Để đạt được thành tích cao đòi hỏi người giáo viên cần phải tận tâm tận lực, say mê công việc và không ngừng học hỏi nghiên cứu đưa ra các biện pháp luyện tập phù hợp với đối tượng học sinh.
 
Phần III. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
      Điền kinh là một môn học không thể thiếu được trong các trường THCS nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ mà hiện nay toàn đảng toàn dân đang ra sức phấn đấu theo lời gêu gọicủa Bác Hồ toàn dân luyện tập thể dục thể thao.
      Khẩu hiệu của ngành là nhanh hơn, cao hơn, xa hơn, bồi dưỡng môn nhảy cao là thực hiện một trong ba tiêu chí đó.  Trong những năm gần đây được sự quam tâm của các đoàn thể trong Hội đồng nhà truờng đến các ban ngành địa phương, đã tạo điều kiện thuận lợi cho bộ môn giáo dục thể chất ở trong chúng tôi phát triển mạnh mẽ, toàn diện trong đó có nhảy cao.
2. Kiến nghị:
     Môn nhảy cao nói chung và kỷ thuật  nhảy cao kiểu “Bước qua” nói riêng là trong những môn rất khó và phức tạp để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao. Ngành cần quan tâm đầu tư hơn nữa về cơ sở vật chất trang thiết bị tập luyện cho học sinh.
   Mặc dù vậy trong quá trình nghiên cứu thực hiện không thể không có những thiếu sót mong Hội đồng chuyên môn tham khảo xây dựng ý kiến đóng góp để bản sáng kiến được hoàn hiện hơn. 
 
                                Tôi xin chân thành cảm ơn.
                                          
                                                         Mỹ thành ngày 16 tháng 3 năm 2015
                                                                       Người viết đề tài
 
 
                                                                                       Nguyễn Thị Hoài
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.  Điền kinh trong trường phổ thông
           Người dịch: Quang Hưng
            Nhà xuất bản: Thể dục thể thao - Hà Nội   1996
2.  Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất
            Chủ biên: Vũ Đức Thu - Nguyễn Trương Tuấn
            Nhà xuất bản: Thể dục thể thao - Hà Nội   1998
3. Thể dục 8 (Sách giáo viên)
            Tổng Chủ biên nhiệm Chủ biên: Trần Đồng Lâm
             Nguyễn Hữu Bính – Vũ Ngọc Hải
             Vũ Bích Huệ - Đặng Ngọc Quang
             Nhà xuất bản giáo dục
4. Luật điền kinh
            Tác giả: Ủy ban thể dục thể thao
            Nhà xuất bản: Thể dục thể thao  2005
5.  Bài tập chuyên môn trong điền kinh
           Nhà xuất bản: Thể dục thể thao
 
 
 
 
 
 
 
 
                                                  
 
 
 
MỤC LỤC
Nội dung Trang
Phần 1: Đặt vấn đề...................................................................................
Phần2: Nội dung.......................................................................................
I.Thực trạng vấn đề……………………………………………………..
II. Giải pháp…………………………………………………………….
1. Phương pháp tuyển chọn…………………………………………….
2 Nội dung tuyển chọn………………………………………………....
3. Tổ chức thi đấu tuyển chọn………………………………………….
4. Công bố kết quả phần thi…………………………………………….
5. Công tác tham mưu…………………………………………………..
III.Nội dung phương pháp tập luyện……………………………………
1 .Các bài tập khởi động trước khi tiến hành một buổi tập……………..
2. Các biện pháp tập luyện……………………………………………...
2.1 Biện pháp 1: Xây dựng khái niệm đúng kỷ thuật nhảy cao kiểu “bước qua”……………………………………………………………...
2.2 Biện pháp 2: Giai đoạn chạy đà…………………………………….
2.3 Biện pháp 3: Giai đoạn giậm nhảy………………………………….
2.4 Biện pháp 4: Giai đoạn trên không tiếp đất hoàn thiện kỷ thuật……
2.5 Biện pháp 5: Các bài tập bổ trợ……………………………………..
2.6  Biên pháp 6: Các bài tập thể lực…………………………………...
2.7 Biện pháp 7: Các bài tập hồi tĩnh…………………………………...
2.8 Biện pháp 8: Bài tập về nhà………………………………………...
IV. Lập kế hoạch tập luyện……………………………………………..
V. Công tác kiểm tra đánh giá…………………………………………..
VI. Bài học kinh nghiệm………………………………………………..
Phần III. Kết luận và kiến nghị…………………………………………
Tài liệu tham khảo………………………………………………………
Mục lục……………………………………………………………… 1-2
3
3
3
3
4
5
5
5
6
6
6
 
6
7
7
7
8
8
8
9
9-13
14
14
15
16
17
 
 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn