SKKN: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG II :THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG –ÂU LẠC LỊCH SỬ 6

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY CHƯƠNG II :THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG –ÂU LẠC LỊCH SỬ 6

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TƯ DUY HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC GIẢNG DẠY
CHƯƠNG II :THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG –ÂU LẠC  LỊCH SỬ 6











Môn:   Lịch sử
Tác giả:  Nguyễn Thị Cẩm
Tổ: Khoa học xã hội. Trường THCS Mỹ Thành
         Số điện thoại: 01666631681


                          Phần I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.Lý do chọn đề tài :
           Hiện nay công cuộc đổi mới giáo dục đang được triển khai  sâu rộng ở các trường phổ thông ,một trong những vấn đề nổi lên hàng đầu là đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học .Để đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực ,độc lập sáng tạo của học sinh thì đòi hỏi người giáo viên phải có phương  pháp dạy học như thế nào để có thể mang lại hiệu quả cao nhất trong giảng dạy .Trên thực tế lâu nay  ở các trường phổ thông đã không ít giáo viên khi dạy học môn lịch sử chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức cơ bản của môn học mà chưa chú ý đến phát triển tư duy cho học sinh để các em nắm chắc kiến thức cơ bản của bài học hơn.
Trong quá trình dạy học, tôi thấy việc rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh lớp 6 trong quá trình học tập  lịch sử là một việc rất cần được để tâm nghiên cứu và suy nghĩ.
Vì vậy để hiểu rõ nội dung ,phương pháp phát triển tư duy của học sinh lớp 6 trong học tập môn lịch sử ,tôi quyết định chọn đề tài : Nội dung phương pháp phát triển tư duy học sinh thông qua việc giảng dạy chương II:” Thời đại dựng nước VĂN LANG – ÂU LẠC” SGK lịch sử 6
2.Nhiệm vụ và giới hạn của đề tài :
        Phát triển tư duy của học sinh là một đề tài rộng ,trên cơ sở nguồn tư liệu cho phép tôi không thể nghiên cứu và giải quyết đầy đủ các nội dung và phương pháp phát triển tư duy của tất cả các bài trong SGK lịch sử 6 .Vì vậy tôi chỉ giới hạn nội dung đề tài của mình vào việc nghiên cứu các vấn đề sau đây:
- Tìm hiểu một vài nét về lịch sử của vấn đề phát  triển tư duy trong dạy học môn lịch sử 6
- Tầm quan trọng của phát triển tư duy trong dạy học lịch sử
- Mục tiêu và phương pháp phát triển tư duy cho toàn chương II “Thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc “
- Đặc biệt tôi tập trung nhiều vào việc phân tích nội dung và phương pháp phát triển tư duy của các bài
Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
Bài 12 :Nước Văn Lang
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Bài 14 :Nước Âu Lạc
Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp)
Sách giáo khoa lịch sử 6
        Cuối cùng đề tài này sẽ nêu ra một số kết luận sơ bộ về nội dung và phương pháp phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học chương II và các bài trong chương





Phần II. NỘI DUNG

1.Lịch sử của vấn đề
       Phát triển tư duy cho học sinh trong dạy học lịch sử ở các trường phổ thông cơ sở  là vấn đề được nhiều người nghiên cứu trong nhiều năm ,đặc biệt là trong thời gian hiện nay trong lúc nghành giáo dục đang chủ trương đổi mới  nội dung và phương pháp dạy học .Tuy nhiên nội dung và phương pháp phát triển tư duy cho học sinh thông qua việc giảng dạy bộ môn lịch sử 6 ở bậc THCS là việc làm hoàn toàn mới .Vì thế yêu cầu đổi mới phương pháp ,nâng cao tính chủ động tích cực của học sinh trong quá trình học tập càng  đặt ra một cách bức thiết .Đề tài mà tôi nghiên cứu là vấn đề  phát triển tư duy học sinh trong học tập lịch sử  theo nội dung SGK lịch sử 6 của chương II “ Thời đại dựng nước Văn Lang  - Âu Lạc “ là đề tài chưa được đề cập nhiều  ,vì vậy việc nghiên cứu để đưa ra những phát hiện mới mà tôi trình bày sau đây có thể có nhiều điều mới mẻ ,có ích cho người dạy lẫn người họclịch sử lớp 6.
2.Tầm quan trọng của vấn đề
       Phát triển tư duy  học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của giáo dục phổ thông ,trong đó có dạy học  lịch sử .Ở bộ môn lịch sử 6 ,việc phát triển tư duy cho học sinh càng có ý nghĩa quan trọng ,phát triển tư duy lich sử giúp các em học tập bộ môn sáng tạo,thông minh ,hứng thú và có kết quả tốt ,giúp học sinh có được những khả năng :
-Biết mô tả khôi phục những sự kiện lịch sử trong quá khứ với một số tài liệu cơ bản được lựa chọn .
-Nêu được nguyên nhân xuất hiện ,phát sinh bất cứ sự kiện nào
-Xác định điều kiện ,hoàn cảnh ,ý nghĩa bài học kinh nghiệm của sự kiện ,nhất là những sự kiện quan trọng
-Làm sáng tỏ những biểu hiện đa dạng của các quy luật lịch sử
-Xác định động cơ hoạt động của những tầng lớp ,tập đoàn hay cá nhân trong lịch sử
-Biết liên hệ ,so sánh , đối chiếu tài liệu lịch sử với đời sống hiện nay và rút ra bài học kinh nghiệm
3. Nội dung và phát triển tư duy thông qua việc dạy học:
Chương II : “Thời đại dựng nước Văn Lang Âu Lạc "các bài
Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
Bài 11: những chuyển biến về xã hội
Bài 12 :Nước Văn Lang
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Bài 14 :Nước Âu Lạc
Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp)
3.1 Mục tiêu và phương pháp phát triển tư duy  của toàn chương :
3.1 .1 .Mục tiêu phát triển tư duy  của toàn chương :
Làm cho học sinh biết phân tích để hiểu được những chuyển biến trong đời sống kinh tế  và xã hội của cư dân trên đất nước ta trước khi nhà nước Văn Lang ra đời  .L àm cho học sinh hiểu được nhà nước Văn Lang – Âu lạc đã hình thành trên cơ sở nào,cơ cấu của tổ chức  nhà nước Văn Lang –Âu Lạc .Hiểu được những đặc trưng về kinh tế văn hóa của cư dân Văn Lang và những hoạt động của họ nhằm bảo vệ độc lập và phát triển đất nước.
Làm cho học sinh biết phân tích tổng hợp một số vấ đề như sau:
-Sự phát triển công cụ sản xuất là nguyên nhân chủ yếu đưa đến sự thành lập nhà nước Văn Lang –Âu Lạc .
-Công cuộc bảo vệ độc lập dân tộc phải luôn được đề cao cảnh giác không được chủ quan đối với  bất cứ thế lực thù địch nào
3.1.2.Phương pháp phát triển tư duy toàn chương.
Để thực hiện mục tiêu trên , phương pháp chung  để phát triển tư duy cho học sinh là dạy học nêu vấn đề
Trước hết ,người giáo viên phải hình thành được những biểu tượng lịch sử cho học sinh về các sự kiện lịch sử có trong chương  này.
Từ những biểu tượng đó ,giáo viên đặt ra câu hỏi hướng dẫn học sinh suy nghĩ trả lời qua dố hiểu được các sự kiện lịch sử .Sau đó giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử và các nhìn tổng quan về tiến trình lịch sử .
Để giúp phát triển tư duy cho học sinh trong khi học chương  này, ngoài việc chúng ta phải tổ chức hỏi đáp học sinh trên lớp  giáo viên còn phải tổ chức cho học sinh làm các bài tâp nhận thức ở lớp,  hoặc  có thể ở nhà để học sinh hiểu kỹ ,sâu bài học lịch sử
3.2 Nội dung ,phương pháp phát triển tư duy của từng bài cụ thể :
Bài 10 : Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
                 Mục tiêu và phương pháp phát triển tư duy của bài học :
Làm cho học sinh hiểu được những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của người nguyên thủy trên đất nước ta
-Công cụ cải tiến ,kỹ thuật chế tác tinh xảo hơn
- Nghề luyện kim xuất hiện (công cụ bằng đồng xuất hiện ) ,năng suất lao động tăng nhanh .
-Nghề nông  trồng lúa nước ra đời làm cho cuộc sống người việt cổ ổn định hơn .
Để thực hiện tốt mục tiêu trên, phương pháp chung để phát triển tư duy là dạy học nêu vấn đề ,đặt câu hỏi gợi ý cho học sinh trả lời về một vấn đề lịch sử nào đó ,làm bài tập nhận thức .
Cụ thể :
Mục 1 : Công cụ sản xuất được cảỉ tiến như thế nào ?
Sau khi học sinh đọc mục 1 giáo viên giảng theo SGK về quá trình di cư của con của con người :Từ vùng chân núi  ,thung lũng dần chuyển xuống sống ở các vùng bãi ven sông (đồng bằng ), sản xuất thời kỳ này tiếp tục phát triển .
Đặt câu hỏi :
Quan sát  hình 28,29,30,SGK em có nhận xét gì ? Để trả lời câu hỏi giáo viên gợi ý :
-Loại hình công cụ như thế nào ?
- Mức độ gia công của con người ra sao ?
Trả lời
-Loại hình công cụ đa dạng hơn trước như : rìu đácó vai,lưỡi đục ,bàn mài đá ,cưa đá  đồ gốm Hoa Lộc xuất hiện
- So với công cụ của thời trước  ,mức độ gia công của con người trên các công cụ thời kỳ này đã kỹ hơn  ,các công cụ như rìu đá có vai được mài nhẵn hai mặt ,các công cụ vuông vắn ,đẹp hơn ,có hình thù rõ ràng ,nhiều loại hình đa dạng
Giáo viên : Em có nhận xét gì về trình độ sản xuất công cụ của con người thời đó ?
HS : Trình độ sản xuất các công cụ được nâng cao một cách căn bản ,kỹ thuật chế tác công cụ và làm đồ gốm đã  xuất hiện phổ biến  - con người đã tiến  thêm một bước căn bản nữa  - phát minh ra  thuật luyện kim
Giáo viên chuyển sang mục 2.
Mục 2 : Thuật luyên kim được phát minh như thế nào ?
Cho học sinh đọc mục 2 và lưu ý học sinh :Yêu cầu của cuộc sống buộc con người phải tiếp tục nâng cao trình độ sản xuất của mình
Giáo viên : Tại sao nói sự phát triển của nghề làm đồ gốm đã giúp con nghười phát minh ra luyện kim  ?
Để học sinh trả lời câu hỏi này  giáo viên đặt câu hỏi dẫn dắt   :
-Con người làm đồ gốm như thế nào ?
-Con người đã luyện đồng như thế nào ?
Học sinh:- Để làm đồ gốm người ta phải lấy đất sét nhào nặn  ,dùng tay  tạo thành hiện vật  cụ thể ( bình ,lọ ,bát ,cốc …) sau đó cho vào lò nung và cho ra sản phẩm
- Luyện kim : Lấy quặng đồng đập nát, cho vào nồi gốm nung  chảy đổ vào khuôn bằng gốm .
Chính sự phát triển của nghề gốm đã dẫn tới việc nung đồng ,nhưng để làm ra công cụ đồng người ta phải dùng đế khuôn gốm  để tạo ra công cụ
Giáo viên : Theo em ,việc việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào ?
Câu hỏi gợi ý : ý nghĩa kinh tế  - xã hội như thế nào ?
Học sinh : Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế lẫn xã hội
- Về kinh tế : Các công cụ bằng đồng sắc bén hơn  tạo điều kiện cho lao động  sản xuất  đạt năng suất cao ,kinh tế phát triển
- Về xã hội  : Năng suất lao động tăng  ,sản xuất không cần tập thể nữa  - chế độ một vợ một chồng xuất hiện (sản xuất cá thể )        giàu nghèo xuất hiện,  tạo nên sự phân hóa xã hội ,giai cấp hình thành ,mâu thuẫn nảy sinh  giai cấp thống trị xuất hiện       nhà nước xuất hiện.
- Việc phát minh ra thuật luyện kim chính là nguyên nhân làm cho xã hôi nguyên thủy tan rã ,xã hội có giai cấp ra đời
Mục 3 : Nghề trồng lúa ra đời ở đâu  và trong điều kiện nào?
Giáo viên : Cho học sinh đọc toàn bộ mục 3 và dẫn dắt học sinh hiểu được con người thời bấy giờ đã phát minh ra nghề trồng lúa ,các công cụ,đồ đựng ,dấu vết gạo cháy ,dấu vết thóc lúa phát hiện được đã chứng minh điều đó .Thóc gạo đã trở thành nguồn lương thực  chính nuôi sống con người .Ngoài ra còn  trồng được các loại rau ,đậu ,bầu ,bí ,chăn nuôi các loại gia súc .
Giáo viên : Theo em hiểu, vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven các sông lớn ?
Học sinh : Vì ở đồng bắng các con sông lớn có đất phù sa màu mỡ ,nguồn nước dồi dào thuận lợi cho trồng trọt và sinh hoạt
Giáo viên sơ kết bài học : Trên bước đường phát triển sản xuất để nang cao cuộc sống con người đã biết : sử dụng ưu thế đất đai ,tạo ra hai phát minh lớn ,thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước .Một cuộc sống mới bắt đầu ,chuẩn bị cho con người bước sang thời đại mới – thời đại dựng nước
Bài tập .
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 2 : Theo em sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước  có tầm quan trọng như thế nào?
Hướng dẫn :
- Việc phát minh ra nghề nông trồng lúa nước có ý nghĩa quan trọng với đời sống con người : có cơm ăn
- Dự trữ lương thực giúp con người yên tâm làm các việc khác hoặc không phải lao động tìm kiếm thức ăn vất vả như trước
- Đời sống con người ổn định hơn
Bài 11: Những chuyển biến về xã hội
Mục tiêu và phát triển tư duy của bài học. Làm cho học sinh hiểu được  :
-Do tác động của sự phát triển kinh tế ,xã hội nguyên thủy đã có nhiều chuyển biến trong xã hội đã  có sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà .
-Chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ
-Nảy sinh các vùng văn hóa lớn trên khắp ba miền đất nước ,chuẩn bị bước chuyển sang thời kỳ dựng nước ,trong đó đáng chú ý là Văn hóa Đông Sơn
Mục 1 :Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào ?
Học sinh đọc mục 1 :
Giáo viên: Nhắc lại các phát minh ở bài 10 ,sau đó khẳng định lại : Chính những phát minh đó là điều kiện dẫn đến sự thay đổi xã hội .
Giáo viên : Những phát minh ở thời Phùng nguyên ,Hoa Lộc là gì ?
Học sinh: Đồ gốm xuất hiện ,phát minh ra thuận luyện kim đồng  ,nghề trồng lúa nước ra đời
Tiếp đó giáo viên hỏi .Em có nhận xét gì về việc đúc  một đồ dùng bằng đồng hay là một dụng cụ bằng đất nung so với làm một công cụ bằng đá ?
Giáo viên: Đặt câu hỏi gợi ý :
-Về chất liệu ,công cụ bằng đá được làm bằng cách nào ?
-Công cụ gốm và đồ dùng bằng đồng có nguồn gốc từ đâu và làm như thế nào?
Trả lời : Đúc một công cụ bằng đồng phức tạp hơn ,cần kỹ thuật cao hơn nhưng nhanh chóng ,sắc bén hơn , năng suất cao hơn.Ngoài ra nghề nông ra đời  ,các bước làm ruộng được phân công cụ thể ,ai cày ruộng ,ai cấy ruộng
Từ đó GV nhấn mạnh sự cần thiết phải phân công lao động
Mục 2 .Xã hội có gì đổi mới ?
         Phân công lao động làm cho kinh tế phát triển thêm một bước mới ,đời sống con người ngày càng ổn định dẫn đến thay đổi các mối quan hệ giữa người với người ,quan hệ làng ,bản ,chiềng chạ……
Vị trí người đàn ông được nâng cao ,chế độ phụ hệ dần thay thế,chế độ mẫu hệ .Con người có quan hệ với nhau trong một bộ lạc .Bộ lạc cần có người quản lý ,tuy mọi người trong bộ lac có quyền bình đẳng với nhau ,nhưng khi có việc cần ,người quản lý có quyền chỉ huy ,sai bảo ,vai trò người cao tuổi rất lớn
Giáo viên : Vì sao thời kỳ này các ngôi mộ chôn theo của cải    ? Lại có hiện tượng trong một khu vực có nhiều ngôi mộ không có gì chôn theo  ,nhưng lại có ngôi mộ chôn theo nhiều công cụ và trang sức ?
Học sinh : Chứng tỏ xã hội đã có sự phân hóa giàu nghèo
Mục 3 : Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào .
HS đọc mục 3 : Giáo viên :Giới thiệu các trung tâm văn hóa lớn xuất hiện trên đất nước ta  và đặt câu hỏi . Tại sao từ thế kỷ VII đến thế kỷ I TCN trên đất nước ta lại xuất hiện các trung tâm văn hóa lớn ?
-Nhờ có công cụ bằng đồng ra đời
-Sự phân công lao động giữa đàn ông và đàn bà
-Sản xuất phát triển
Giáo viên: Giới thiệu về  trung tâm văn hóa Đông Sơn :Là vùng đất ven sông Mã thuộc tỉnh Thanh Hóa ,nơi phát hiện hang loạt đồ đồng tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển cao của người nguyên thủy thời đó ,do đó được dùng để gọi chung nền văn hóa đồng thau ở phía  bắc Việt nam chúng ta.
Bài tập nhận thức về nhà:
Em hãy nêu những dẫn chứng nói lên trình độ phát triển của sản xuất thời kỳ văn hóa  Đông Sơn?
Giáo viên: Hướng dẫn: Đồ đồng gần như thay thế đồ đá hàng loạt công cụ như lưỡi liềm ,rìu ,mũi tên …đồng ra đời .Năng suất sản xuất tăng nhanh ,cuộc sống con người ổn định
Bài 12 : Nước Văn Lang
Mục tiêu và phát triển tư duy của bài học.
-Học sinh hiểu được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang
-Hiểu được nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước nhà ,tuy còn sơ khai ,nhưng đó là một tổ chức quản lý nhà nước bền vững ,đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kỳ dựng nước .
Phương pháp phát triển tư duy cho học sinh cụ thể như sau :
Mục 1 : Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
     Cho học sinh đọc  mục 1 sau đó giáo viên giải thích sơ bộ cho học sinh hiểu về tầm quan trọng của hoàn cảnh đối với sự hình thành nhà nước .Sau đó nêu câu hỏi :vì sao nhà nước Văn Lang ra đời?
Trả lời:
-Vào các thế kỷ VIII-VII TCN,trên vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sản xuất  phát triển nên có sự phân chia giàu nghèo .
- Cư dân Lạc Việt luôn phải đấu tranh với thiên nhiên để bảo vệ mùa màng
- Đấu tranh chống ngoại xâm, giải quyết xung đột giữa các tộc người ,các bộ lạc với nhau .
- Trong hoàn cảnh đó  ,trong các bộ lạc có nhu cầu thống nhất với nhau để đảm bảo hòa bình ,để sản xuất ,muốn vậy phải có người chỉ huy đứng đầu có uy tín lớn hơn        nhà nước     Văn Lang ra đời
- Giáo viên : Nếu một làng chạ cần có người đứng đầu thì tình hình xã hội mới đòi hỏi một tổ chức như thế nào ?
- Học sinh: Cần có một tổ chức mới để quản lý xã hội ,đó là nhà nước
Mục 2 : Nhà nước Văn Lang thành lập
Giáo viên cho học sinh đọc toàn mục :
Giáo viên sử dụng bản đồ Bắc Bộ để chỉ cho HS các khu vực phát triển của các bộ lạc :  vùng ven sông Cả (Nghệ An ) ,sông Mã (Thanh Hóa ) và nhấn mạnh :Vùng đất ven sông Hồng từ Ba vì đến Việt Trì – nơi bộ lạc Văn Lang sinh sống là phát triển hơn cả .
Giáo viên: Nhấn mạnh và đặt câu hỏi ;khu Làng Cả ( Việt trì –Phú thọ ) là một vùng kinh tế sớm phát triển phù hợp với trình độ chung đương thời .Nhờ  v ậy tù trưởng bộ lạc ở đây bấy giờ có tên là Văn lang  được các tù trưởng các vùng khác tôn trọng và ủng hộ .
Giáo viên :Sự tích Âu cơ – Lạc Long Quân nói lên điều gì ?
Học sinh  : Sự ủng hộ của nhân dân và vị trí nước Văn Lang ở vùng cao
Quá trình ra đời của nhà nước Văn Lang : Từ bộ lạc Văn Lang tiến đến nhà  nước Văn Lang vào thế kỷ VII TCN phù hợp với những bằng chứng khảo cổ học ( văn hóa Đông Sơn ).
Mục 3 : Nhà nước Văn lang được tổ chức như thế nào ?
Giáo viên : cho Hs đọc từng đoạn trong SGK đồng thời vẽ sơ đồ lên bảng :


 
 
-










Giáo viên : Em có nhận xét gì bộ máy nhà nước thời Hùng Vương ?
Học sinh : -Bộ máy nhà nước rất đơn giản ,chỉ có vài ba chức quan ,chưa có quân đội chưa có pháp luật .
Có chính quyền từ cấp trung ương đến địa phương ,có người chỉ huy tất cả và
có nhà nước      bộ       làng       chạ
Giáo viên sơ kết : Nhà nước Văn Lang tuy còn đơn giản nhưng đã là tổ chức chính quyền  cai quản đất nước
Giáo viên : Đặt câu hỏi .Sự ra đời của nhà nước Văn Lang có ý nghĩa như thế nào đối với con người Việt Nam chúng ta ?
Học sinh : Sự ra đời của nhà nước Văn Lang chứng tỏ rằng: Cách đây hơn 2500 năm người Việt Nam chúng ta đã có một nước riêng do mình thành lập ,không còn nhũng làng bản ,chiềng ,chạ riêng rẽ không quan hệ gì với nhau
-Sự ra đời của nhà nước Văn Lang còn chứng tỏ nước ta có nền văn hóa lâu đời
Sơ kết bài học: Ở thế kỉ VII TCN trên vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đã hình thành một quốc gia người Việt-nước Văn Lang.Nhà nước do Hùng Vương( vua Hùng) đứng đầu , có tổ chức từ trên xuống dưới lấy làng,chạ làm cơ sở.sau này trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc trước bọn thực dân đế quốc xâm lược chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ:
                                         “Các vua Hùng có công dựng nước
                                        Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
-Bài tập nhận thức ở nhà:
  Yêu cầu học sinh làm bài tập 1,2 ở cuối bài,đặc biệt nhấn mạnh câu hỏi 2:Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này?
Hướng dẫn học sinh trả lời theo kiến thức đã học phần trên.
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
                          Mục tiêu và phương hướng phát triển tư duy  bài học’
Làm cho HS hiểu thời Văn Lang người dân Việt cổ đã xây dựng cho mình một cuộc sống vật chất tinh thần riêng ,vừa đầy đủ vừa phong phú tuy còn sơ khai .
Phương pháp phát triển tư duy học sinh, cụ thể như sau:
Mục 1 : Nông nghiệp và  các nghề thủ công nghiệp .
Là cơ sở vật chất của xã hội ,vì Văn Lang là một nước nông nghiệp .Ở mỗi vùng tùy theo đất đai ,người Lạc Việt có cách gieo cấy trên ruộng đồng hay nương rẫy của mình
Giáo viên: Qua các hình của bài 11 em hãy cho biết người thời Văn Lang đã xới đất gieo cấy bằng công cụ gì ? So sánh với giai đoạn trước và với thời này ?
Học sinh : Người thời Văn Lang đã dùng cày để xới đất và gieo cấy bằng các loại giao găm đồng ,lưỡi liềm đồng …. So với ngày nay nông nghiệp dùng cày vẫn được sử dụng ,chỉ khác là thời Văn Lang lưỡi cày bằng  đồng ,ngày nay thay bằng lười cày sắt hoặc hợp kim….
Thời kỳ này con người cũng đã biết dùng trâu bò để cày kéo .Nghề nông phát triển cây lúa trở thành lương thực  chính.ngoài ra họ còn biết trồng các loại rau quả….
Qua các hình 36,37,38 em thấy sự phát triển của nghề thủ công nghiệp như thế nào ?
HS : Nghề luyện kim đồng thau phát triển mạnh ,con người biết rèn sắt ,lưỡi cuốc ,giáo ,cày và đúc đồng đặc biệt trống đồng Đông Sơn
Mục 2 : Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ?
Nhà ở phổ biến là nhà sàn ,có cầu thang để lên xuống ,con người sống quây quần thành làng ,chạ .xung quanh làng chạ người ta biết dùng tre rào để ngăn thú dữ .
Thức ăn là cơm nếp ,tẻ rau ,cà ,thịt cá… Trong bữa ăn biết dùng bát ,đĩa ,môi, biết dùng muối gừng …làm gia vị .
Mặc : Nam đóng khố ,mình trần .Nữ :mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực
Ngày lễ hội đeo các đồ trang sức ,phụ nữ mặc váy xòe kết lông chim…..
Giáo viên : Tại sao cư dân Văn Lang lại ở nhà sàn ?
Học sinh : Để tránh thú dữ  chống ẩm thấp .Ngoài ra phần dưới nhà sàn dùng nuôi trâu bò ,gia súc …
Giáo viên: Quan sát các hình trang trí trên trống đồng các em có nhận xét gì về đời sống tinh thần của cư dân văn Lang ?Để hiểu ra điều đó ta tìm hiểu mục 3
Mục 3 : Đời sống tinh trần của cư dân Văn Lang
HS: trả lời câu hỏi đã nêu trên : Các em hãy mô tả các hình trên trống đồng và nhận xét về những hình người và hoạt động của họ ?
Học sinh : Trên mặt trống đồng có một ngôi sao nhiều cánh ở giữa tượng trưng cho mặt trời ,xung quanh là hình hươu nai ,hình chim ,hình người nối nhau thành vòng .Những hình người được hóa trang bằng lông chim (khác cách ăn mặc đời thường ) xếp vòng quanh ngôi sao như vậy chứng tỏ họ đang nhảy múa .Ngoài racòn có hai người đang giã cối ,hình thuyền với nhiều người trên tang trống ,chứng tỏ họ đang đua tài .Trống Đồng còn được gọi là “trống sấm “ ,người ta đánh trống đồng để cầu mưa ,cầu nắng  nghi lễ của cư dân trồng lúa nước .
Giáo viên :Theo em, những ngày lễ hội các tục lễ của người dân Văn Lang nói lên điều gì ?
HS : Những ngày lễ hội mọi người ăn mặc đẹp hoặc hóa trang bằng long chim ,cùng nhau nhảy ,múa, ca hát đánh trống hoặc đua tài với nhau ,nhằm cho cuộc sống bớt vất vả, vui tươi .Điều đó chứng tỏ họ gần gũi quý mến nhau trong một cộng đồng .Những phong tục chung ,tín ngưỡng chung giúp họ hiểu họ có nguồn gốc chung  và do đó gắn bó nhau hơn .Sinh hoạt lễ hội  ,phong tục tập quán giúp người dân Văn Lang có được tình cảm cộng đồng ngày càng sâu sắc .
Sơ kết bài học: Những kiến thức về đời sống vật chất tinh thần của cư dân Văn Lang chúng ta đã được học trên đã chứng minh sự tồn tại độc lập của nhà nước  Văn Lang buổi đầu dựng nước .Chúng ta có quyền tự hào về dân tộc mình về nguồn gốc con Lạc cháu Rồng  trong lịch sử .Các em là thế hệ tương lai của  đất nước ,nhiệm vụ kế tục ,phát triển truyền thống dân tộc là nhiệm vụ cao cả đáng ghi nhớ .
Bài tập nhận thức ở nhà :
Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
Giáo viên gợi ý :
-Cuộc sống làng chạ được tổ chức như thế nào ?
-Sau những ngày làm việc mệt nhọc người dân Văn lang đã tổ chức các hoạt động gì ?
-Người dân Văn Lang có các vị thần không ?
Bài 14 : Nước Âu Lạc
Mục tiêu  và phương pháp phát triển tư duy bài học .
-Giúp HS thấy rõ tinh thần bảo vệ đất nước của nhân dân ta  n gay từ  buổi đầu dựng nước
-Làm cho HS hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước thời An Dương Vương
Phương phát phát triển tư duy học sinh cụ thể như sau:
Mục 1 : Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào ?
Học sinh  đọc mục 1 sau đó giáo viên giảng : Cuối thế kỷ III TCN  - đời Vua Hùng thứ 18 :”Vua không chăm lo sửa sang võ bị ,chỉ ham ăn uống vui chơi .Lụt lội xảy ra đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn “.Bấy giờ ở Phương Bắc nhà Tần sau khi đánh bại các nước khác  trong thời chiến quốc đã thống nhất toàn đất nước Trung Quốc và tiến quân xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi .
Giáo viên: Qua tivi ,truyện kể ,các phim ảnh em biết gì về nhà Tần ?
Sau đó giáo viên dùng bản đồ nước Văn Lang Âu Lạc,lược đồ các cuộc kháng chiến để miêu tả cuộc tấn công nhà Tần vào nước ta .
-Những ai trực tiếp đương đầu với quân xâm lược ?(Người Tây Âu người lạc Việt)
-Họ đánh giặc như thế nào ? ( Ngàyở   yên ,đêm đánh )
-Tại sao họ không đầu hàng ? ( Vì họ có Thục Phán mưu trí ,tuấn kiệt )
-Thế của giặc trước và sau như thế nào ?( Quân Tần như “đóng binh ở đất vô dụng ,tiến không được rút không xong )
-Tại sao giặc lại thua ?(vì ta tổ chức đánh du kích ,lâu dài ,anh dũng ,quyết liệt )
-Em nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu và Lạc Việt?
Học sinh: Người Tây Âu và Lạc Việt đã chiến đấu kiên cươngđể bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền dân tộc ,sẵn sang chịu khổ ,đánh lâu dài với giặc khiến chúng mất hết ý chí xâm lược và rút lui
Mục 2 : Nước Âu Lạc ra đời
Giáo viên :Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh  nào?
Học sinh : Kháng chiến thắng lợi năm 207 TCN  Thục Phán đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho  mình .Hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc việt được hợp lại thành nước mới có tên là Âu Lạc .
Thục Phán tự xưng là An Dương Vương , đóng đô ở Phong Khê ( nay là Cổ Loa –Đông Anh ,Hà Nội ) và tổ chức lại bộ máy nhà nước .

Giáo viên : Tại sao An Dương Vương, lại đóng đô ở Phong Khê  ? (là trung tâm của đất  nước ,dân cư đông đúc ,gần sông lớn ,thuận lợi việc đi lại ).
Bộ máy nhà nước  thời An Dương Vươngkhông có gì thay đổi so với trước .
Mục 3 : Đất nước thời An Dương Vương có gì thay đổi ?
Giáo viên : Cho HS đọc mục 3 và hỏi
Em hãy so sánh sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp thời Văn Lang với thời Âu lạc ?
Học sinh : Thời Âu Lạc lưỡi cày đồng được cải tiến đẹp hơn ,cày tốt hơn do đó đồng ruộng tươi tốt hơn và ngày càng mở rộng .Việc trồng rau quả ,chăn nuôi phát triển hơ trước .Các nghề làm gốm ,dệt đóng thuyền ,đúc đồng đều phát triển hơn trước (thời Văn Lang )
Bài tập nhận thức  ở nhà :
Hướng dẫn HS trả lời hai câu hỏi cuối bài,chú ý câu hỏi 2 . Nhà nước Âu Lạc được thành lập trong hoàn cảnh nào ?(Giặc ngoại xâm xâm lược ,vua Hùng bất lực ,Thục Phán lãnh đạo nhân dân đánh giặc thắng lợi lên ngôi Vua  lập lên nước Âu Lạc)
Bài 15 : Nước Âu Lạc (tiếp )
Mục tiêu và phương pháp phát triển tư duy bài học
Qua bài học HS phải thấy rõ giá trị của thành Cổ Loa
--Thành Cổ Loa là trung tâm kinh tế ,chính trị của nước Âu Lạc
-Thành Cổ Loa là công trình quân sự độc đáo ,thể hiện tài năng quân sự của ông cha ta .
-Do mất cảnh giác nhà nước Âu lạc rơi vào tay Triệu Đà
Phương pháp phát triển tư duy cho học sinh, cụ thể như sau :
Mục 4 : Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng
Cho HS đọc toàn bộ mục, hướng dẫn học sinh xem sơ đồ trong SGK sau đó giáo viên đặt câu hỏi  : Em có nhận xét gì về cấu trúc của thành Cổ Loa ?
Học sinh: -Thành Cổ Loa có ba vòng khép kín ,được xây kiên cố
-Trên thành có nhiều tháp chòi canh
-Cổ Loa thành  đặt ở Đông Anh ngoại thành Hà Nội ngày nay –là trung tâm của đất nước ,thực hiện việc chỉ  huy đất nước
Hạn chế : Nằm gần Trung Hoa  ,đất nước có lịch sử xâm lược nước ta
Giáo viên : Vì sao ta gọi thành Cổ Loa là một quân thành ?
HS : Thành Cổ Loa là một quân thành vì nó là một khu thành phòng thủ ,bảo vệ kinh đô của An Dương Vương chống các cuộc tấn công xâm lược của nước ngoài .Vì vậy, ở đây có đội thủy quân của An Dương Vương ,có kho mũi tên đồng lớn gồm hàng vạn chiếc ( Truyện nỏ thần đã nói lên điều đó ).
Mục 5 : Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?
Giáo  viên : Triệu Đà là một tướng của nhà Tần được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc .Năm 207 TCN nhân lúc nhà Tần suy yếu ,Triệu Đà thành lập nước Nam Việt , sau đó đem quân đi đánh các nước xung quanh và đánh xuông Âu Lạc . Quân ta với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh bại quân Triệu .Cho học sinh kể lại câu chuyện Mỹ Châu –Trọng Thủy .
Giáo viên : Theo em  truyện Mỹ Châu –Trọng Thủy nói lên điều gì ?
- An Dương Vương  chủ quan trong việc bảo vệ đất nước
-Việc bảo mật bí mật quốc gia kém
Giáo viên: Theo em sự thất bại của An Dương Vương   để lại cho đời sau bài học gì ?
Học sinh : Thất bại của An Dương Vương  để lại cho nhân dân ta bài học lớn là phải cảnh giác với kẻ thù xâm lược ,không nhẹ dạ cả tin .
Sơ kết bài học :
Với cuộc kháng chiến anh hùng, lâu dài ,người Việt Nam đã đánh baị kẻ thù xâm lược Tần tạo điều kiện cho sự hình thành nhà nước Âu Lạc ,đất nước tiến thêm một bước mới với thành Cổ Loa đồ sộ .
Do chủ quan An Dương Vương  đã mắc mưu địch nên để “Cơ đồ đắm biển sâu” .Đất nước rơi vào thời kỳ đen tối kéo dài hơn 1000 năm .
Bài tâpnhận thức ở nhà :
Dựa vào truyền thuyết lịch sử An Dương Vương   em hày trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương  trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà ?
Hướng dẫn :
- An Dương Vương  tin vào kẻ thù dẫn đến mắc mưu chúng .
-Làm lộ bí mật quân sự đất nước
-Nội bộ nhà nước chia rẽ
Yêu cầu học sinh học và làm bài ở nhà


III .KẾT QUẢ
      Qua một số năm rút kinh nghiệm và áp dụng phương pháp trên tôi nhận thấy chất lượng dạy học môn lịch sử 6 lớp mình phụ trách trong năm học 2012-2013và 2013 -2014 được nâng cao rõ rệt .Giáo viên tự tin và say mê hơn trong công tác giảng dạy .Học sinh ý thức tầm quan trọng của môn học ,yêu thích lịch sử hơn và làm cho việc học tập môn lịch sử 6 đạt hiệu quả về nhận thức cao hơn trước . Cụ thể:
Năm học 2012-2013:
Trước khi áp dụng đề tài
Loại  Giỏi  Khá  TB Yếu  kém
Tỉ lệ 2,5% 28,5% 55,5% 12% 1.5%
Sau k hi áp dụng đề t ài
Loại  Giỏi  Khá  TB Yếu  kém
Tỉ lệ 4% 34,5% 53,5% 8% 0%

Năm học 2013-2014:
Trước khi áp dụng đề tài
Loại  Giỏi  Khá  TB Yếu  kém
Tỉ lệ 3.5% 30,5% 56% 9% 1%
Sau k hi áp dụng đề t ài
Loại  Giỏi  Khá  TB Yếu  kém
Tỉ lệ 7% 40% 50% 3% 0%


IV. KẾT LUẬN
Thông qua việc nghiên cứu nội dung và phương pháp phát triển tư duy trong dạy học bộ môn lịch sử 6 ở trường THCS tôi rút ra một số kết luận như sau :
Việc phát triển tư duy học sinh là một việc làm khó .Muốn phát triển tư duy cho học sinh đòi hỏi người giáo viên phải nắm vững kiến thức và nội dung bài dạy lịch sử ,đồng thời phải nắm vững đối tượng học sinh và các phương pháp dạy học thích hợp .Vì vậy việc đổi mới phương pháp dạỵ học phải được tiến thường xuyên liên tục trong quá trình dạy học .
Giáo viên cần đặt nhiều câu hỏi với học sinh ,hạn chế những câu hỏi mô tả ,gợi nhớ mà nên đi sâu vào những câu hỏi phát triển tư duy của học sinh .Câu hỏi tư duy đặt ra phải có ngôn ngữ trong sáng ,dễ hiểu ,sát đúng với bài học .Phát triển tư duy của học sinh qua việc mô hình hóa ,tạo biểu tượng bằng hình ảnh giúp học sinh nhớ lâu và chắc chắn hơn
Đối với môn lịch sử 6 .Giáo viên chưa nên cung cấp cho học sinh lượng kiến thức quá lớn ,kiến thức vừa đủ trong SGK theo chuẩn kiến thức kỹ năng sẽ là phương pháp dạy tốt nhất .
Mặc dù tôi đã cố gắng rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài song không thể tránh khỏi các thiếu sót ,mong được sự quan tâm đóng  góp ý kiên của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện hơn
                          Xin chân thành cảm ơn
Yên thành ,ngày 20/3/2015
Nguyễn Thị Cẩm







Mục tài liệu tham khảo:
-SGK lịch sử 6 Nhà xuất bản GD.
-Sách giáo viên lịch sử 6 – nhà xuất bản GD.
-Chuẩn kiến thức kỹ, năng lịch sử 6.
-Hỏi đáp lịch sử 6.
-Phương pháp dạy học lịch sử 6.
-Bài tập nhận thức lịch sử 6.
-Một số vấn đề về phương pháp dạy học lịch sử.





Phụ lục
Phần 1  .Đặt vấn đề                                                                    
1.Lý do chọn đề tài                                                                     Trang  2
2. Nhiệm vụ và giới hạn chọn đề tài                                           Trang 2,3
Phần 2 . Nội dung
1.lịch sử vấn đề                                                                           Trang  4
2.Tầm quan trọng của vấn đề                                                      Trang  4
3.Nội dung và phương pháp phát triển tư duy thông qua việc dạy học  4
chương II lịch sử 6                                                                    
3.1.Mục tiêu và phát triển tư duy toàn chương                           Trang  5
3.2. Nội dung phát triển tư duy của từng bài cụ thể                    Trang  5
4. Kết quả                                                                                    Trang 16
Phần III .Kết luận                                                                        Trang 17